Du lịch biển Quảng Bình những ngày khốn đốn

Thứ sáu - 26/08/2016 02:59
Hệ quả của nhà máy thép Formosa tại Vũng Áng Hà Tĩnh là vô cùng nặng nề. Người dân 4 tỉnh miền trung đặc biệt là người dân ven biển chịu thiệt hại lớn nhất/ Du lịch biển tại Quảng Bình trong thảm họa môi trường Formosa đang trong tình trang khốn đốn. Bài viết sau đây sẽ cho ta thấy bức tranh toàn cảnh của du lịch Quảng Bình - Nhũng ngày khốn đốn.
du lich bien Quang Binh 01
du lich bien Quang Binh 01
Xem: 

Quảng Bình cá chết trắng người dân hoang mang

Du lịch biển Quảng Bình: những ngày khốn đốn Thứ Sáu, 26/08/2016 10:29 GMT+7 (HQ Online)- Hoạt động cầm chừng, thua lỗ, cắt giảm nhân viên, thậm chí đóng cửa, ngừng kinh doanh là thảm cảnh mà nhiều doanh nghiệp ở Quảng Bình đang phải gánh chịu sau thảm họa cá chết. biển nhật lệ Bãi biển Nhật Lệ- Quảng Bình vắng lặng du khách. (Ảnh: Quang Tấn) Muôn vàn khó khăn Trong số 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng sau thảm họa môi trường xả thải do Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra, du lịch Quảng Bình có lẽ bị ảnh hưởng trầm trọng hơn cả bởi đây được cho là thành phố du lịch, người dân sống chủ yếu dựa vào các dịch vụ liên quan tới khách du lịch. Tất cả hoạt động kinh doanh như nhà hàng, khách sạn, siêu thị… chịu chung thảm cảnh ngồi chờ du khách.
du lich bien Quang Binh

Đến bãi biển Nhật Lệ (Quảng Bình) những ngày giữa tháng 8-2016, phóng viên không thể tin rằng đây là bãi biển đẹp nổi tiếng, thu hút hàng trăm ngàn du khách mỗi dịp nghỉ lễ trước kia, nay trong tình trạng vắng vẻ đến thê lương. Suốt chiều dài bãi biển chỉ thấy lưa thưa vài bạn trẻ đi dạo, các cửa hàng dọc bãi biển cửa đóng then cài, hiếm hoi lắm mới có cửa hàng mở cửa bán vài cốc nước dừa, vài chai nước giải khát cho những người có nhu cầu muốn ngồi hóng mát bên bờ biển. Tuyệt nhiên không có người tắm và càng không có du khách sử dụng hải sản.
Anh Nguyễn Văn Thế- chủ quán giải khát dọc biển Nhật Lệ- Quảng Bình tâm sự: Dọc biển, một thời nhộn nhịp, sầm uất là thế, nay không khí vắng lặng, thi thoảng mới bắt gặp một hai phòng của các khách sạn sáng đèn. Các nhà hàng ven biển thì thường xuyên thưa vắng, thi thoảng mới có khách ghé uống cốc nước. Nếu tình trạng này kéo dài một hai năm nữa thì hầu hết các dịch vụ ven biển sẽ đóng cửa. Chị Nguyễn Thị Hoa- nhân viên tại siêu thị đặc sản miền Trung xứ Quảng (đường Trương Pháp, TP Đồng Hới, Quảng Bình) cho biết việc kinh doanh buôn bán tại siêu thị thời gian đây gặp khó do cửa hàng chủ yếu phục vụ cho khách du lịch với những đặc sản nổi tiếng của Quảng Bình, song do khách đến biển Nhật Lệ giảm trầm trọng do vậy doanh số bán hàng của Siêu thị giảm theo.
Còn theo đại diện Khách sạn Công đoàn, nằm ở vị trí khá đẹp cạnh bãi biển Nhật Lệ (Quảng Bình) công suất sử dụng phòng thường xuyên tại đây từ sau thời điểm cá chết chỉ chiếm 20-30%. Kéo theo đó giá phòng cũng giảm mạnh. Trước kia, phòng đắt nhất của khách sạn là 1 triệu/phòng, song hiện nay giảm chỉ còn 400.0000 đồng- 500.000 đồng/phòng/đêm. “Hiện tại khách sạn có 50 phòng, nhưng hiện nay chỉ có khoảng 10 phòng có khách, trong khi đang là dịp cuối tuần. Nhớ lại thời điểm trước khách sạn thường xuyên kín phòng, khách phải đặt trước mới còn phòng”, đại diện khách sạn Công đoàn nói. Đồng cảnh ngộ, khách sạn Linh Hà (phường Trương Pháp, TP.Đồng Hới, Quảng Bình), giá phòng cao nhất của khách sạn chỉ ở mức 200.000 đồng/phòng, song vẫn không có khách, trong khi đó, thời gian trước, giá phòng dao động trong khoảng 500.000 đồng đến 600.000 đồng/phòng/đêm. Do kinh doanh gặp khó nên khách sạn đã phải tạm ngừng hợp đồng lao động với một số nhân viên thời vụ, tiết giảm tối đa chi phí để hoạt động cầm chừng. Bà Đinh Thị Thanh Loan- chủ nhà hàng Quê nhà (TP Đồng Hới- Quảng Bình) cho biết, việc kinh doanh nhà hàng sau sự cố cá chết bị ảnh hưởng trầm trọng. Sở dĩ như vậy là do nhà hàng Quê nhà chủ yếu đón các khách, đoàn tham quan du lịch qua các công ty du lịch, nhưng ở thời điểm hiện tại lượng khách tới Quảng Bình giảm đột ngột, do vậy khách tới nhà hàng cũng giảm khoảng 50% so với thời điểm trước. “Đó còn chưa kể, thế mạnh của nhà hàng là các món ăn quê nhà vùng biển với thủy hải sản phong phú, song hiện do tâm lý du khách lo lắng, bất an với hải sản nên quay sang lựa chọn những sản phẩm từ rừng, cá sông, suối tăng cao, dẫn đến nhà hàng cũng gặp không ít khó khăn trong việc cung ứng nguyên liệu món ăn”, chủ nhà hàng Quê nhà thông tin. Cũng theo bà Đinh Thị Thanh Loan, thời gian trước, nhiều người rất kỳ vọng vào sự phát triển của du lịch Quảng Bình nên đầu tư rất nhiều kinh phí để xây dựng khách sạn, tổ chức nhà hàng. Tuy nhiên sau sự cố cá chết, hoạt động kinh doanh ế ẩm, DN vừa không thu được lợi nhuận lại vừa phải trả lãi ngân hàng vay vốn, do vậy nhiều người rơi vào tình trạng khốn đốn.

 
du lich bien Quang Binh 01

Các nhà hàng ven biển Nhật Lệ im ắng, cửa đóng then cài Ảnh: Quang Tấn Chuyển hướng du lịch Hệ lụy cá chết đang gây ra ảnh hướng rất lớn tới việc thu hút khách du lịch tới các tỉnh miền Trung mà đặc biệt là Quảng Bình. Theo thống kê của Hiệp hội Du lịch Quảng Bình, Quảng Bình hiện có 286 khách sạn, nhà nghỉ; hơn 3.200 nhà hàng, với tổng mức đầu tư khoảng 16.000 tỷ đồng; thu hút trên 10.000 lao động chuyên nghiệp tại các nhà hàng, khách sạn và 36.000 lao động ăn theo. Câu hỏi bao giờ mới khắc phục được ô nhiễm môi trường ở các tỉnh miền Trung? Bao giờ đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản ở các tỉnh miền Trung mới trở lại bình thường? Bao giờ ngư dân mới ra khơi vào lộng bình thường? Bao giờ du khách mới quay trở lại vùng đất đầy nắng và gió với bãi biển đẹp như trong tranh?, đang là câu hỏi đau đáu khiến các nhà quản lý trăn trở. Ông Nguyễn Văn Kỳ, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Bình cho biết, một trong những khoảng trống nguy hiểm đối với du lịch Quảng Bình, là hơn 50% lao động được đào tạo bài bản, có tay nghề, có kinh nghiệm trong ngành Du lịch đã bị mất việc làm. Họ phải vào các tỉnh miền Nam tìm việc, hay đi làm phụ nề kiếm ăn. Nếu sau này, môi trường biển sạch trở lại, du lịch biển ấm lên thì nhân lực du lịch thiếu trầm trọng, lại phải tốn công, tốn của đào tạo lại từ đầu. Để phần nào khắc phục những khó khăn đang gây ra cho du lịch Quảng Bình, theo ông Kỳ, hiện ngành Du lịch Quảng Bình đã đưa ra hàng loạt những biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN như giảm 30% giá vé các điểm tham quan. Giảm 50% giá dịch vụ ăn uống và lưu trú, quảng bá rộng rãi hình ảnh thân thiện của Quảng Bình hay tổ chức lễ hội ẩm thực để khẳng định chất lượng thực phẩm tại đây. Tuy nhiên về lâu dài, để phát triển ngành công nghiệp không khỏi tại tỉnh, bà Đinh Thị Thanh Loan kiến nghị, các cơ quan chức năng liên quan cần tích cực, khẩn trương tiến hành các biện pháp để cứu biển, trả lại môi trường biển cho người dân. Về chất lượng thủy hải sản trong khu vực miền Trung nói chung và Quảng Bình nói riêng cũng cần sớm công khai để người dân và du khách biết. Với DN đang gặp khó tại địa phương, đề nghị chính quyền tạo điều kiện thuận lợi về chính sách vay vốn ngân hàng, đồng thời tiến hành các chiến dịch quảng bá, xúc tiến du lịch để khách chọn Quảng Bình là điểm đến.

Theo một số chuyên gia trong lĩnh vực du lịch, nếu chỉ phát triển một loại hình du lịch thì sẽ khó hút khách đến Quảng Bình mà cần sự kết hợp nhiều hình thức du lịch khác nhau, liên kết giữa các vùng, điểm du lịch để tạo nên sự khác biệt. Ông Nguyễn Hữu Hoài- Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, UBND tỉnh chuẩn bị tổ chức hội nghị về du lịch nhằm có những biện pháp cụ thể hơn nữa trong việc ứng phó với sự cố ô nhiễm môi trường biển, đồng thời có thể điều chỉnh về chiến lược và quy hoạch phát triển du lịch để bảo đảm sự phát triển du lịch trong tương lai. Theo đó, ngành Du lịch chú trọng phát triển theo hướng đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, trong đó tập trung phát huy các giá trị nổi bật của Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng. Bên cạnh phát triển các tuyến, điểm du lịch truyền thống đã được du khách ghi nhận như chinh phục hang Sơn Đoòng, hang Tối, khu du lịch sinh thái suối nước Moọc… Cùng với đó, ngành Du lịch cũng chú trọng khai thác các thế mạnh về loại hình du lịch văn hóa, lễ hội truyền thống, đồng thời xây dựng kế hoạch đầu tư để tổ chức một số chương trình lễ hội tiêu biểu, góp phần nâng cao hình ảnh du lịch Quảng Bình như: Lễ hội bơi, đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang (huyện Lệ Thủy), Lễ hội rằm tháng 3 (huyện Minh Hóa)… “Ngoài ra, Quảng Bình sẽ tiếp tục đẩy mạnh du lịch hoài niệm thăm chiến trường xưa trên tuyến đường Hồ Chí Minh huyền thoại, du lịch tâm linh viếng và dâng hương Khu lăng mộ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa, thăm chùa Hoằng Phúc- một trong những ngôi chùa cổ của miền Trung với lịch sử trên 715 năm”, Chủ tịch tỉnh Quảng Bình thông tin.
Nguồn: (http://www.baohaiquan.vn/pages/du-lich-bien-quang-binh-nhung-ngay-khon-don. aspx)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây